Tin tức

Tin tức và sự kiện

Xây dựng phương án bán phòng khi mua lại khách sạn nhượng quyền

Các chủ khách sạn phải đối mặt với một “bài toán” rất lớn khi mua lại khách sạn nhượng quyền là làm sao bán được càng nhiều phòng càng tốt? Để giải quyết bài toán này, chắc chắn cần xây dựng phương án bán rõ ràng để thúc đẩy nguồn doanh thu cho khách sạn. Webhotel xin chia sẻ ở bài viết này:
 

1. Định vị lại đối tượng khách hàng mục tiêu

Khi dịch Covid-19 bùng nổ hết lần 1 đến lần 2, du lịch chính là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Vì sự an toàn của toàn dân nên các chuyến bay quốc tế đều bị hạn chế, do đó việc đón tiếp nguồn khách du lịch inbound và outbound gần như là tê liệt. Để duy trì hoạt động, buộc các khách sạn trước đây chỉ đón nguồn khách quốc tế đều phải chuyển hướng đối tượng khách mục tiêu sang du khách nội địa. 

Muốn định vị khách hàng mục tiêu để đưa ra những chiến lược hiệu quả, bạn cần xác định:

  • Nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch nội địa là gì?
  • Thói quen chi tiêu, sử dụng dịch vụ như thế nào để từ đó cung cấp các dịch vụ phù hợp?
  • Có thể tìm kiếm nguồn du khách này ở những đâu?

​2. Lên chiến lược tiếp thị, quảng bá thương hiệu khách sạn

Để thương hiệu khách sạn của bạn được quảng bá rộng rãi trên thị trường, bạn nên có một chiến lược tiếp thị cụ thể, rõ ràng:

  • Thiết kế website khách sạn: Nếu như nói tiền sảnh là bộ mặt của khách sạn, thì website cũng chính là bộ mặt đại diện thương hiệu của khách sạn trên thị trường Internet. Website vẫn luôn là một kênh thông tin chính thống, đáng tin cậy cho khách sạn quảng bá những sản phẩm, dịch vụ của mình đến với khách du lịch. Đồng thời, khách du lịch cũng có thể tìm kiếm mọi thông tin về phòng, dịch vụ, các thông tin khuyến mại một cách nhanh chóng.

  • Quảng cáo thương hiệu qua các kênh Marketing Online: Google Ads, Facebook Ads, Email Marketing,... Mỗi ngày, lượng người sử dụng các trang mạng này là rất lớn, nên đây chắc chắn là một “mảnh đất màu mỡ” giúp các khách sạn khai thác triệt để. Hơn nữa, việc chạy quảng cáo trên các nền tảng Google, Facebook khi đã có website thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Bởi các bài quảng cáo qua các kênh này chỉ nêu được một phần nội dung chính, nếu du khách muốn tìm hiểu nhiều thông tin hơn thì có thể truy cập vào website. Điều này giúp tăng sự tin tưởng từ phía khách hàng, đồng thời quảng bá được nhiều sản phẩm, dịch vụ mà khách sạn cung cấp hơn nữa.

​​3. Xây dựng các kênh bán phòng phù hợp với quy mô của khách sạn: website, OTA, TA,...

Như đã nêu ở phần trên, website chính là bộ mặt thương hiệu của khách sạn, kênh thông tin chính thống nên tạo sự tin tưởng từ phía du khách. Cộng với sự phát triển của công nghệ, giờ đây hệ thống đặt phòng trực tuyến đã được cài đặt ngay trên web. Thay vì phải thoát ra khỏi trang web để vào các trang Booking đặt phòng thì khách hàng của bạn hoàn toàn có thể đặt phòng và thanh toán trực tuyến tiện lợi, không mất nhiều thời gian và công sức tại chính website khách sạn. Bên cạnh đó, các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo qua Google, Facebook, Email Marketing đều dẫn link về website nên thúc đẩy rất lớn cho việc bán phòng qua kênh này.

Tuy nhiên, bán phòng qua website cũng có hạn chế là bạn phải tự tiếp thị để mang về nguồn khách ổn định truy cập vào website khách sạn.

  • OTA (Online Travel Agent)

Muốn bán phòng khách sạn ra thị trường rộng lớn thì không thể không kể đến các kênh OTA, như: Agoda.com, Expedia.com, Booking.com, Tripadvisor.com, Traveloka.com, Vntrip,... Khách du lịch có thói quen tìm hiểu thông tin và so sánh các khách sạn với nhau nên thường xuyên truy cập vào các trang OTA để xem khách sạn nào cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình. Do đó, sự hiện diện của khách sạn bạn trên các trang này là rất cần thiết, vừa giúp quảng bá thương hiệu, vừa tăng tỷ lệ bán phòng nhanh chóng.

Song, một nhược điểm lớn khiến các khách sạn cần cân nhắc để lựa chọn là chi phí hoa hồng phải trả lên đến 25% với mỗi Booking. Vậy nên, hãy chọn kênh OTA nào phù hợp với quy mô và tình hình kinh tế của khách sạn bạn.

  • TA (Travel Agency)

Kênh truyền thống nhưng vẫn mang lại hiệu quả đáng kể. Bán phòng qua kênh này giúp cho công suất phòng luôn ở mức cao. Vì họ thường sẽ cung cấp cho khách sạn của bạn lượng khách cố định, bạn chỉ cần “gom thêm” các Booking lẻ nữa là có thể lấp đầy số phòng có trong khách sạn. Hơn nữa, nguồn khách đoàn qua TA có nhiều khả năng cùng sử dụng thêm các dịch vụ đi kèm khác nên sẽ tăng thêm doanh thu cho khách sạn. 

Tóm lại, mỗi kênh bán phòng đều có những ưu điểm vượt trội, tuy nhiên cũng không tránh được những hạn chế nhất định. Bạn nên cân nhắc xem kênh nào đang phù hợp với quy mô của khách sạn để từ đó xây dựng chiến lược bán phòng hiệu quả với các tiêu chí:

  • Kênh nào phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu?

  • Có thể tiếp cận nguồn khách đó ở những đâu?

  • Làm thế nào để giới thiệu những loại phòng mà khách sạn cung cấp?

  • Phương án chiếm được tỷ lệ chốt phòng của du khách cao?


Trên đây là chia sẻ về Xây dựng phương án bán phòng khi mua lại khách sạn nhượng quyền như thế nào cho hiệu quả? Hy vọng rằng bài viết này sẽ phần nào giúp được khách sạn của bạn có phương án phù hợp, thúc đẩy doanh thu tối đa!


Tin liên quan

Gửi yêu cầu tư vấn tại đây Gửi yêu cầu

Chuyên viên tư vấn và hỗ trợ

Luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn
ĐỖ MINH QUỐC

ĐỖ MINH QUỐC Hotline - 0938 620 345

skype skype

NGUYỄN THỊ LINH GIANG

NGUYỄN THỊ LINH GIANG Hotline - 0824 541 333

skype skype

PHAN HÀ LÊ

PHAN HÀ LÊ Hotline - 0862 486 456

skype skype

MAI HƯƠNG GIANG

MAI HƯƠNG GIANG Hotline - 0377 630 942

skype skype