Nhắc đến marketing khách sạn chúng ta thường nghĩ đến những giai đoạn như nghiên cứu và đặt phòng trong chuyến đi du lịch. Nhưng thực tế google đã chỉ ra có 5 giai đoạn trong hành trình du lịch này: mơ ước, lập kế hoạch, đặt phòng và chia sẻ. Điều đó cho thấy các marketer cần nhắm đúng mục tiêu khách hàng ở mỗi giai đoạn. Vì vậy hôm nay Webhotel sẽ chia sẻ cách tiếp cận khách hàng du lịch đặt phòng khách sạn theo từng giai đoạn khi đưa ra quyết định du lịch.
1. Giai đoạn mơ
Mỗi chuyến đi du lịch đều bắt đầu với một giấc mơ! Một đoạn clip quảng cáo trên TV, một poster về những bãi biển xanh mượt hay một bộ phim có cảnh về địa danh du lịch nổi tiếng..., tất cả đều có thể là nguồn cảm hứng cho một chuyến du lịch hoặc khiến những đôi chân đang ngứa ngáy không thể ngồi yên một chỗ.
Dù là bằng cách nào, từ giấc mơ cho đến việc lên kế hoạch cho chuyến đi sẽ không mất nhiều thời gian. Vì vậy, đây là cơ hội tốt để thu hút sự chú ý của những vị khách tiềm năng và khơi gợi sự quan tâm đến địa điểm lưu trú trong kỳ nghỉ.
Giai đoạn này các marketer cần cung cấp nội dung truyền cảm hứng và đưa ra điểm đến cho khách hàng. Thực tế cho thấy, có 67% khách hàng sẽ book phòng với một đơn vị du lịch cung cấp thông tin liên quan đến điểm mà họ quan tâm. Các từ khóa mà họ tìm kiếm cho chuyến du lịch của mình như: du lịch Châu Âu, tour du lịch Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, tuần trăng mật,… Khi này các marketer sẽ làm chiến dịch marketing mix bao gồm: SEO, làm video, Email, Mạng xã hội,… Tiếp cận đúng khách hàng trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong thị trường nhu cầu du lịch để tăng doanh số bán phòng cho khách sạn.
2. Giai đoạn lập kế hoạch
Sau những giấc mơ về chuyến đi, khách hàng sẽ có những bước tiếp theo là lập kế hoạch du lịch. Theo số liệu thống kê du khách sẽ truy cập khoảng 20 trang web khác nhau để tìm được khách sạn tốt nhất. Khi đó SEO rất quan trọng để đảm bảo lượt truy cập trang web của bạn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thống kê cho thấy 87% người dùng trực tuyến thì các gợi ý đến từ mạng xã hội sẽ tác động đến giai đoạn lập kế hoạch. Facebook với tính năng thông minh họ có thể biết được những địa điểm mà bạn bè họ đến thăm và khách sạn nơi bạn bè họ đã ở. Vậy các khách sạn làm sao để khai thác hiệu quả tối ưu của kênh này:
- Tối ưu hóa Fanpage khách sạn trên kết quả tìm kiếm: hãy đảm bảo khách sạn của bạn có danh mục chính xác và chi tiết vị trí. Tiếp theo là phần tên trang và giới thiệu của bạn cần được tối ưu hóa với các tờ khóa liên quan vì nội dung này được lấy từ fanpage dưới dạng các yếu tố SEO.
- Tạo URL riêng cho fanpage về tên khách sạn hoặc địa điểm khách sạn: để khách hàng tiềm năng dễ nhớ và dễ tìm kiếm.
- Đầu tư quảng cáo Facebook để tăng thứ hạng tìm kiếm: với những fanpage có nhiều lượt thích, tương tác sẽ nhận được ưu tiên trong kết quả tìm kiếm, từ đó số tiếp cận khách hàng được nhiều nhất.
- Thu hút khách hàng tiềm năng với nội dung hấp dẫn: để tăng khả năng tiếp cận khách hàng bằng nội dung trên fanpage, hãy khuyến khích và tìm cách theo dõi, chia sẻ, nhận xét và đăng kí fanpage của bạn.
- Tối ưu hóa các bài đăng trên fanpage: bài viết cần chứa từ khóa và các hastag.
3. Giai đoạn Booking
Đây là bước quan trọng tiếp theo, sau hàng loạt những kế hoạch và dự định, thì đây là lúc khách hàng thực hiện chuyến đi của mình. Họ sẽ booking để giữ chỗ theo địa điểm và thời gian đã được lựa chọn. Đây là thời điểm khách hàng đã thu hẹp các lựa chọn của mình và sẽ lựa chọn một đơn vị chắc chắn. Riêng trong giai đoạn đặt phòng, theo nghiên cứu một khách du lịch có thể có tới 700 điểm tiếp xúc kỹ thuật số và thực hiện hơn 52 tìm kiếm và xem xét tới 8 thương hiệu lưu trú trước khi đặt phòng. Với giai đoạn này các marketer sẽ tiếp cận khách hàng thông qua nghiên cứu trang web và các trang mà khách hàng đã nghiên cứu. Trong giai đoạn này khách hàng sẽ không tìm hiểu các địa điểm hay tour nữa. Họ sẽ quan tâm hơn đến các thương hiệu, hình ảnh, dịch vụ,…Các marketer không thể bỏ qua hình thức remarketing trong thời điểm này, với các từ khóa liên quan như: SEO, SEM, mạng hiển thị và tiếp thị lại Google.
4. Giai đoạn trải nghiệm
Sau khi trải qua 3 giai đoạn trên thì bước tiếp theo là trải nghiệm, khách hàng đặt chân đến khách sạn và sử dụng dịch vụ. Tại đây sẽ không còn là vai trò của marketer nữa mà là nhân viên và các dịch vụ của khách sạn. Nhân viên – những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là yếu tố vô cùng lớn để tạo ra những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời đảm bảo khách hàng rời đi với những nụ cười trên mặt
5. Giai đoạn chia sẻ
Đây là bước cuối cùng trong vòng tròn tìm kiếm khách hàng được google đưa ra. Khách hàng hầu hết sẽ tham khảo ý kiến của bạn bè về cả một hành trình nghỉ dưỡng, hoặc đánh giá của cộng đồng mạng. Vì vậy khi hài lòng khách hàng sẽ lan tỏa giá trị , chia sẻ kinh nghiệm với cộng đồng. Đây là bước dựa vào khách hàng để marketing cho khách sạn. Những bức ảnh đẹp được khách hàng chụp lại tại khách sạn sẽ là nguồn cảm hứng cho khách du lịch ghé thăm.
Với một marketer khi nắm rõ những 5 giai đoạn này của khách hàng họ sẽ thực hiện quảng cáo truyền thông tiếp thị khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Việc của bạn là cần xây dựng lên một thương hiệu mạnh, đảm bảo được rằng bạn sẽ đồng hành cùng khách hàng trong suốt hành trình của họ.