Hiện nay, đại dịch toàn cầu đang ảnh hưởng rất lớn đến khối ngành dịch vụ, cụ thể là du lịch, khách sạn trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Một loạt khách sạn, resort, đơn vị tour bị hủy Book, ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới doanh thu.
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong 2 tháng tới, ước tính thiệt hại của ngành du lịch – khách sạn sẽ vào khoảng 5,9 – 7 tỷ USD.
Vậy làm thế nào để khách sạn, resort vượt qua thời kỳ khủng hoảng này và giải pháp nào cho giai đoạn hồi phục sau đại dịch?
– Giai đoạn 1 – Trong mùa dịch: Cắt giảm để đảm bảo vận hành đồng thời chuẩn bị nền tảng
– Giai đoạn 2 – Sau mùa dịch: Kích cầu để tăng doanh thu
– Giai đoạn 3: Phục hồi sau đại dịch
Vào mỗi giai đoạn khác nhau, khách sạn, resort cần thực hiện những công việc sau:
Giai đoạn 1 – Trong mùa dịch: Cắt giảm để đảm bảo vận hành đồng thời chuẩn bị nền tảng
Để có thể tồn tại và sống sót chỉ có một cách duy nhất là cách giảm chi phí vận hành bao gồm nhân sự, năng lượng dư thừa.
Bên cạnh việc cắt giảm chi phí vận hành, khách sạn cũng cần vệ sinh tổng thể khách sạn và áp dụng các biện pháp để phòng ngừa dịch và đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và khách hàng. Đồng thời đây cũng là cách để khách sạn chứng tỏ với khách hàng nỗ lực phòng ngừa dịch của khách sạn.
Tuy nhiên, khách sạn, resort do ít việc hơn, nên chủ động tìm kiếm, xây dựng nền tảng như thiết kế website khách sạn, resort có sẵn booking engine, đăng ký OTAs, setup một số chương trình chạy sau dịch, … để hỗ trợ công việc cho giai đoạn kích cầu, và phục hồi. Ngoài ra, các khách sạn, resort có thể lựa chọn thách thức này làm cơ hội, đưa ra những chương trình, chiến dịch marketing quảng bá thương hiệu, đưa hình ảnh của mình đến với khách hàng.
Giai đoạn 2 – Sau mùa dịch: Giai đoạn kích cầu:
Sau khi vừa hết dịch, các khách sạn ngay lập tức tìm thị trường mới, hoặc tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng cũ, sáng tạo dịch vụ mới để kích cầu khách hàng lấp đầy phòng trống, gia tăng doanh thu.
Mặt khác, để tăng cường thu hút khách hàng đặt phòng, ngoài các giải pháp trên, các khách sạn, resort cũng cần quan tâm đến việc mở rộng kênh bán phòng online như OTAs, bán phòng qua website, facebook, email,… tùy thuộc vào mỗi đối tượng mà khách sạn, resort hướng tới,…
Xem thêm:
>>Xu hướng marketing cho khách sạn
>>Một số kênh bán phòng chủ khách sạn nên biết
>>Cách đăng ký tài khoản bán phòng khách sạn trên Agoda.com
Giai đoạn 3: Giai đoạn phục hồi hoàn toàn
Đây là giai đoạn mà đại dịch đã kết thúc thực sự, khách du lịch không còn lo lắng về đại dịch, các công ty tổ chức du lịch cho nhân viên sau thời kỳ ngủ đông dài, các gia đình tìm kiếm chỗ xả hơi cho ngày nghỉ dài không đi đâu, … Đây cũng là lúc ngành du lịch – khách sạn cần sẵn sàng đón một lượng khách lớn.
Các khách sạn nên làm gì để thúc đẩy họ hơn nữa?
- Tuyển dụng thêm nhân sự để phục vụ lượng khách gia tăng
- Trang hoàng lại khách sạn, resort
- Thúc đẩy chương trình marketing
- Triển khai nhiều gói dịch vụ mới hấp dẫn
- Tăng cường bán phòng đa kênh
Trên đây là 3 giai đoạn mà webhotel đưa ra cho mùa dịch này, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho các khách sạn, resort! Chúc các khách sạn nhanh chóng vượt qua 2 giai đoạn đầu, vào giai đoạn phục hồi!
Nếu cần bất kỳ sự hỗ trợ tư vấn nào xin vui lòng liên hệ: