Kinh doanh khách sạn là ngành dịch vụ đặc thù, đỏi hỏi các chủ khách sạn cần có kiến thức, chiến lược phát triển bền vững. Đặc biệt hiện nay dịch vụ khách sạn đang ngày càng lên ngôi, các doanh nhân tìm đến lĩnh vực này ngày càng nhiều là điều dễ hiểu, bởi nó đem lại lợi nhuận không nhỏ cho các chủ khách sạn. Nhưng bên cạnh đó rủi ro và sức cạnh tranh cho ngành này cũng khốc liệt không kém, đòi hỏi không chỉ là kiến thức chuyên môn của người quản lý mà còn là kiến thức sâu rộng: ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, công nghệ thông tin,…
Và bạn đang có ý tưởng kinh doanh, khách sạn là điều mà bạn đang hướng tới, nhưng vẫn đang thiếu kiến thức cho lĩnh vực kinh doanh này hay đang băn khoăn liệu quyết định của mình có đúng đắn hay không. Vậy để giải đáp một phần những thắc mắc trên thì tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Định nghĩa về kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn cần có nhiều yếu tố
Dịch vụ khách sạn được hiểu nôm na là phục vụ nhu cầu lưu trú kèm các dịch vụ cho khách hàng. Nhưng nếu chỉ hiểu đơn giản như vậy thì bạn đang chưa hình dung hết được quy mô của ngành này, bởi ngành khách sạn được chia làm nhiều phân khúc kèm theo quy mô cùng các dịch vụ đi kèm như: khách sạn mini, khách sạn một sao cho đến khách sạn 5 sao,… và các dịch vụ đi kèm như: Spa, đưa đón, vui chơi giải trí,…
Vậy kinh doanh khách sạn là gì?
Hiểu theo một nghĩa đầy đủ và chính xác nhất, kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách hàng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu ăn, nghỉ, giải trí của họ, tại các địa điểm du lịch nhằm mục đích kinh doanh có lãi.
Kinh doanh khách sạn cần chú ý những đặc điểm nào?
Kinh doanh khách sạn cần chú ý đến các sản phẩm
1. Sản phẩm kinh doanh
Dịch vụ là sản phẩm chủ yếu cho ngành kinh doanh khách sạn và được tồn tại ở dạng vô hình. Việc sản xuất và tiêu thụ được diễn ra một cách đồng thời. Chính vì vậy đòi hỏi các sản phẩm đảm bảo chất lượng cao cấp và nhanh chóng. Điều đặc biệt hơn quy mô khách sạn được đánh giá qua các sản phẩm đã sản xuất bằng lượng khách hàng đến với khách sạn.
Đối tương tìm đến khách sạn rất đa dạng và phong phú, họ thuộc nhiều tầng lớp xã hội, độ tuổi giới tính khác nhau. Chính vì vậy, việc hiểu và nắm rõ đặc điểm tâm lý nhu cầu của từng đối tượng là điều đầu tiên mà bạn cần nắm rõ để có thể đi đến quyết định đầu tư kinh doanh khách sạn.
3. Sử dụng nhân lực trong kinh doanh
Biết khai thác hết tiềm năng để có thể kinh doanh tốt trong ngành dịch vụ khách sạn là điều quan trọng. Tại Việt Nam, những khách sạn thành công đều có sự kết hợp và biết khai thác tài nguyên du lịch. Bởi dịch vụ khách sạn và du lịch gắn liền với nhau, là yếu tố để xác lập số lượng cũng như đối tượng khách hàng cụ thể, ổn định sẽ đến khách sạn của bạn. Chính vì vậy bạn cần có được sự liên kết chặt chẽ với bên du lịch, làm tốt được điều đó không chỉ mang lại lượng khách hàng lớn mà còn có sự chuẩn bị tiếp đón chu đáo cho mỗi lần khách đến lưu trú tại khách sạn
Nguồn nhân lực sẽ quyết định đến thành công trong kinh doanh
Nguồn vốn đầu tư quyết định phần lớn cho quy mô khách sạn của bạn. Bởi đầu tư vào khách được phân cấp khác nhau dự vào quy mô từ các thiết bị cũng như dịch vụ của khách sạn, hơn hết khách hàng dựa vào điều này để quyết định lựa chọn khách sạn phù hợp với khả năng chi trả của họ. Vì vậy bạn cần ước lượng nguồn vốn đầu tư cho quy mô khách sạn mà bạn muốn đầu tư một cách kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định đầu tư xây dựng.
Bên cạnh đó, bạn cần phải hiểu để có thể xây dựng một khách sạn có quy mô thì không chỉ mình bạn làm hết được tất cả những điều đó mà cần có nguồn nhân lực dồi dào, luôn đảm bảo phục vụ khách hàng. Chính vì vậy, trước khi đi vào hoạt động quy củ bạn cần tìm nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn hay bạn cần đầu tư để có đào tạo nhằm đảm bảo thực hiện tốt những hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ phục vụ,… của nhân viên khách sạn được tốt nhất. Vì khách hàng sẽ dựa vào những yếu tố đó để đánh giá dịch vụ và quyết định cho những lần lưu trú sau. Chính vì vậy bạn không thể bỏ qua giai đoạn này, nó góp phần không nhỏ quyết định cho việc kinh doanh của bạn
Có những loại hình kinh doanh khách sạn nào?
Dựa vào những tiêu chí đặt ra mà ta có nhiều cách để phân chia loại hình kinh doanh du lịch. Dựa vào tiêu chuẩn xếp hạng:
- Khách sạn 1 sao
- Khách sạn 2 sao
- Khách sạn 3 sao
- Khách sạn 4 sao
- Khách sạn 5 sao
Dựa theo quy mô khách sạn:
- Khách sạn nhỏ: 1 đến 150 phòng
- Khách sạn vừa: 151 đến 400 phòng
- Khách sạn lớn: 401 đến 1500 phòng
- Khách sạn Mega: trên 1500 phòng
Kinh doanh khách sạn cần có nhiều yếu tố: vốn đầu tư, nguồn nhân lực, địa điểm đầu tư xây dựng,… Ngoài ra còn dự vào khả năng trình độ của bạn quyết định sự phát triển kinh doanh khách sạn như thế nào? Chính vì vậy để khách sạn của bạn đi vào hoạt động như mong muốn thì trước khi quyết định đầu tư bạn cần tính toán kỹ lưỡng, tránh xảy ra những rủi rõ đáng tiếc.